Kiểm tra tốc độ trang web:
Google Page Speed InsightsNếu làm seo, các bạn cũng biết rằng điểm số mà Google quy định cũng mang lại nhiều kết quả thuận lợi cho việc làm SEO của bạn, Google Page Speed Insights là một công cụ do Google phát triển nhằm giúp đánh giá website đó đang đạt ở mức độ tốc độ load web như thế nào.
HocOnlineMarketing.com hướng dẫn bạn 10 bước tối ưu tốc độ website giúp website wordpress đạt trên 95 điểm khi test trên Google Page Speed Insights
1. WordPress có tất cả, và bạn không cần phải biết tí gì về code
Với những bạn đang sợ rằng, để tối ưu bất cứ cái gì liên quan tới web thường phải có một kiến thức nhất định, nhưng với WordPress bạn sẽ không cần phải có nhiều kiến thức code, vì đơn giản nó đã có rất nhiều plugin hỗ trợ cho việc này rồi. Chỉ cần bạn biết một vài thủ thuật nhỏ sử dụng các plugin này là bạn đã tối ưu hóa được website wordpress của mình2. Điều khiển được file .htaccess
File htaccess nắm một vai trò quan trọng trong việc sử dụng PHP nói chung và wordpress nói riêng, nếu bạn nắm vừng quá trình vận hành của file này xem như website bạn sẽ hoạt động ổn đinh, gần đây nhất là bài viết sử dụng file .htaccess để bảo vệ trang đăng nhập của wordpressVới bài viết này gần như bạn sẽ sử nhiều trong việc edit file này, vì thế bạn nên sử dụng 1 plugin giúp edit file này trực tiếp trong Backend của wordpress. Bạn có thể sử dụng Plugin WP htaccess editor hoặc trong plugin WordPress SEO by yoast cũng hỗ trợ việc này nhé việc này chỉ đơn giản là giúp bạn đỡ vất vã trong việc mở ra source rùi update. Lưu ý, bạn phải set CHMOD file .htaccess bằng 777 trước khi sử dụng nhé
3. Cách tối ưu tốc độ Website WordPress
3.1. Bật chế độ nén HTML (HTML Compression)Điều gì sẽ xảy ra nếu chế độ này không được bật ? Nó gần như tương tự với việc bật chế độ nén HTML, chỉ khác ở chỗ HTTP này bao gồm tất cả các file (như JavaScripts, CSS, HTML, XML, Plain, Favicon,v.v…) Việc này có thể giúp website tăng từ 60-80% tốc độ load web.
Để bật chế độ này, bạn sử dụng plugin WP HTTP Compression.
Việc nén HTML, nó sẽ làm giảm tải kích thước các file html hoặc các đoạn code khi chúng được tải lên mạng. Tất cả bài viết trong WordPress đều được định dạng bằng HTML, vì thế khi HTML được nén lại sẽ làm tăng tốc độ load website của bạn cộng với đó, thứ hạng của bạn trên Google cũng sẽ được tăng cao hơn
Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản, bạn chỉ cần cài đặt và active plugin WP HTML Compression . Sau khi plugin được Active, nó sẽ hoạt động một cách tự động mà bạn không cần phải cấu hình hoặc tinh chỉnh gì nhiều.
3.2. Bật Gzip dành cho hình ảnh
Đây là chế độ nén hình ảnh xuống mức thấp nhất nhưng vẫn ko làm giảm chất lượng ảnh. Một Blog trung bình thường có khoảng vài trăm đến vài ngàn tấm ảnh được post, nếu chỉ để ở chất lượng bình thường website sẽ rất dễ bị giảm chất lượng và giảm tốc độ load web. Cơ chế của Gzip là nén các hình ảnh lại nhưng vẫn giữ được chất lượng, trung bình 1 tấm ảnh sẽ được nén xuống khoảng 20%.
Để sử dụng chức năng này, tất cả những gì bạn làm chỉ là cài đặt plugin WP Smush.it
3.3. Làm sạch Header (Head Cleaner)
Đây là cách mà bạn phải tối ưu hóa Header và Footer khi website được load lên. Để làm được việc này bạn cũng chỉ cần sử dụng Plugin Head Cleaner.
Sau khi cài đặt bạn tiến hành vào Settings/Head Cleaner để tiến hành cấu hình cho plugin. Bạn có thể cấu hình như hình ảnh bên dưới
3.4. Minify CSS and JS
Đây là cách mà bạn tối ưu CSS và JS, một template càng đẹp thì sử dụng càng nhiều hiệu ứng và thường file CSS khá nặng khi load hoàn tất, vì thế việc Minify CSS và JS rất có ý nghĩa trong việc tăng tốc độ load website.
Bạn có thể sử dụng Plugin WP Minify để tối ưu CSS và JS nhé. Nhưng mình có một lưu ý nhỏ đó là nếu bạn đang sử dụng tính năng này từ plugin Head Cleaner thì bạn sẽ không cần dùng đến plugin WP Minify nữa nhé. Hiện tại khi test plugin này trên một số server tại Viêt Nam mình thấy độ hỗ trợ chưa tốt bằng Head Cleaner, vì thế nếu bạn sử dụng và gặp lỗi màn hình trắng, bạn chỉ cần vào và xóa plugin này đi thôi nhé
3.5. Optimize Database
Tối ưu hóa Database, đây cũng là việc mà bạn nên làm thường xuyên, hãy tự tạo cho mình thói quen dọn dẹp hệ thống hàng tuần, tạo các bản backup tự động, v.v… Bạn nên dùng một plugin mà các website wordpress hay dùng đó là WP Optimize
3.6. JavaScript in Footer (Chuyển các đoạn code JavaScript xuống Footer)
Một trong những nguyên nhân khiến website bạn load chậm chập đó là trong lúc truy cập các đoạn code Javascript được load đồng loạt với website, nên sẽ làm giảm rất nhiều tốc độ load web. Việc cần làm là chuyển các đoạn code này xuống Footer để tăng hiệu quả load website.
Nếu bạn không rành code, hãy sử dụng plugin JavaScript to Footer, đây là một plugin khá hay hỗ trợ bạn tốt cho công việc này.
3.7. Tắt bớt Plugin không sử dụng
Một việc làm nhỏ nhưng không bao giờ thừa, việc cài đặt nhiều plugin mà không sử dụng tới, lâu ngày sẽ làm cho website trợ nên chậm chạp vì sự xuất hiện của plugin này, vì thế hãy vào ngay mục quản lý plugin và tắt bớt các plugin không sử dụng để website đạt tốc độ load nhanh hơn
3.8. Giảm tải các yêu cài tải website
Giảm thiểu bằng cách kết hợp các file JS và CSS thành một để tiện cho việc tải trang. Hiện tại trong plugin Head Cleaner có hỗ trợ cho việc này. Bạn hãy tìm hiểu thêm nhé.
3.9. Sử dụng tính năng tải ảnh khi cuộn trang tới (Lazy Load Images)
Lazy Load Images là cách mà nhiều website vẫn đang sử dụng, đó là việc hiển thị hình ảnh đó lên khi người dùng scroll tới. Đây là một việc mà bạn sẽ thấy ngay độ hiệu quả, rõ ràng hình ảnh luôn là một vấn đề nhức nhối cho người làm website, muốn tải nhanh thì web phải ít hình ảnh, nhưng hình ảnh luôn là một phần quan trọng trong một bài viết. Vì thế hãy áp dụng ngay việc này vào website của bạn nhé.
Để làm việc này bạn có thể sử dụng plugin Bj Lazy load .
Lời nhắn:
Các bạn có thể để lại Comment yêu cầu hỗ trợ nếu gặp trở ngại trong thao tác hoặc liên hệ trực tiếp 0985 379 579 Mr Thạch để được trợ giúp miễn phí nhé. Chúc các bạn thành công!
Sưu tầm: http://www.hoconlinemarketing.com/ - manpham.com
0 comments:
Post a Comment